Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thuộc về ai?

Hiện nay, một số trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật hoặc người thứ ba không quản lý được súc vật hoặc do xuất phát từ bản tính tự nhiên của súc vật đã gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản của người khác. Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thuộc về ai? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH SMPL để hiểu rõ hơn nhé!

Khái niệm súc vật là gì?

Pháp luật không định nghĩa như thế nào là súc vật, tuy nhiên ta có thể hiểu súc vật là những động vật có vú, có bộ lông, đẻ con, là vật nuôi trong nhà được thuần dưỡng, huấn luyện, được thuần hóa hoàn toàn hoặc thuần hóa một phần và sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, giải trí, thể thao, bầu bạn và các công việc khác.

Về bản chất thì súc vật là động vật hoang dã, mặc dù đã được con người thuần hoá tuy nhiên nhiều lúc súc vật vẫn bị mất kiểm soát và gây ra thiệt hại.

Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thuộc về ai?

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của chủ sở hữu hoặc người thứ ba khi họ có lỗi để súc vật gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho cá nhân hoặc các tổ chức khác.

Căn cứ tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:

  1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Như vậy để tránh những hậu quả không đáng có do súc vật gây ra thì chủ của súc vật có trách nhiệm trông coi, nuôi dưỡng và huấn luyện chúng một cách tốt nhất. Nếu bạn đang vấn đề trên, bạn đang lo lắng không biết hướng giải quyết như thế nào? Bạn hãy liên hệ Công ty Luật TNHH SMPL ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết nhé, bạn vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0907533111 
  • Công Ty Luật TNHH SMPL
  • Địa chỉ trụ sở chính: số 44 Đường 24B, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Website: dichvuphaply.net
  • Email: [email protected]
Bài viết liên quan