Luật sư tư vấn về thủ tục chia thừa kế theo pháp luật tại quận 2

Công ty Luật TNHH SMPL với vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ pháp lý, với đội ngũ Luật sư giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trên phạm vi toàn quốc. Công ty Luật TNHH SMPL cam kết sẽ tư vấn, hỗ trợ giải quyết những vướng mắc pháp lý của Quý Khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Trong trường hợp người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ tiến hành chia theo pháp luật. Vậy việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện như thế nào để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của tất cả những người được hưởng di sản thừa kế? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH SMPL sẽ tư vấn, hỗ trợ và giải quyết mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Thừa kế là quá trình chuyển giao tài sản và quyền lợi từ người đã chết đến những người còn sống theo quy định pháp luật. Thông thường, thừa kế liên quan đến việc chuyển giao tài sản như nhà cửa, đất đai, tiền bạc, và các tài sản có giá trị khác. Thừa kế theo pháp luật là quá trình chuyển quyền thừa kế từ người đã chết cho người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Chia thừa kế theo pháp luật áp dụng đối với những trường hợp sau đây:

Thứ nhất, nếu người chết không để lại di chúc; di chúc của người đó bị vô hiệu; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, chia thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bẳng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua hai văn bản sau: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế:

  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kếNhững người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Theo đó, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoăc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng đều thỏa thuận thống nhất không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.

Để nhận thừa kế theo pháp luật, người được hưởng di sản thừa kế phải thực hiện thủ tục công chứng một trong hai loại Văn bản trên. Các bước để tiến hành phân chia di sản thừa kế thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ: Người nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị các giấy tờ theo đúng quy định

Bước 2: Niêm yết công khai: tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản và thời gian niêm yết là 15 ngày.

Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả

Để được tư vấn hỗ trợ, giải quyết những vướng mắc liên quan đến trình tự, thủ tục thực hiện chia thừa kế theo pháp luật tại Quận 2, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Hotline: 0907533111

Công ty Luật TNHH SMPL

Địa chỉ trụ sở chính: số 57, Đường N1, Phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Website: dichvuphaply.net

Email: [email protected]

Bài viết liên quan