Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tích và tử vong tại Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn như TP. Thủ Đức, TP.HCM – nơi có mật độ dân cư đông đúc, hệ thống giao thông phức tạp và tình trạng vi phạm luật giao thông vẫn còn phổ biến. Sau một vụ tai nạn, người bị thiệt hại thường rơi vào tình trạng hoang mang, không biết ai phải chịu trách nhiệm, được bồi thường ra sao và phải làm gì để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình. Đây là lúc bạn cần đến sự hỗ trợ từ một Luật sư giỏi chuyên về bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông tại Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh – người không chỉ hiểu luật mà còn có kỹ năng đàm phán, thu thập chứng cứ và đại diện bảo vệ quyền lợi cho bạn một cách hiệu quả nhất.
Trách nhiệm đối với nguồn nguy hiểm cao độ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 601 BLDS 2015, phương tiện giao thông cơ giới như xe máy, ô tô được xem là nguồn nguy hiểm cao độ. Do đó, khi xảy ra tai nạn giao thông, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh kể cả trong trường hợp không có lỗi. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người điều khiển phương tiện phải bồi thường thiệt hại, trừ hai trường hợp loại trừ:
- Thiệt hại xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Đây là điểm đặc thù của trách nhiệm dân sự đối với nguồn nguy hiểm cao độ, khác với nguyên tắc “có lỗi mới phải bồi thường” trong trách nhiệm dân sự thông thường.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại dựa trên nguyên tắc nào?
- Người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế và trực tiếp;
- Việc bồi thường phải kịp thời, công bằng, hợp lý;
- Mức bồi thường có thể được giảm nếu người gây thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại vượt quá khả năng kinh tế;
- Nếu mức bồi thường không còn phù hợp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi;
- Người bị thiệt hại có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất. Nếu không thực hiện, họ không được bồi thường phần thiệt hại tương ứng.
Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
Theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015, trách nhiệm BTTH phát sinh khi có đủ ba yếu tố:
- Có thiệt hại xảy ra thực tế (về người, tài sản hoặc tinh thần);
- Có hành vi vi phạm pháp luật (như vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, sử dụng rượu bia khi lái xe…);
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra.
Luật sư giỏi chuyên giải quyết bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông tại TP Thủ Đức, TP HCM
- Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm: Với nhiều năm hoạt động trong nghề Luật, các Luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý tranh chấp về lĩnh vực dân sự cũng như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tư vấn tận tâm, đồng hành từ đầu đến cuối: Không chỉ hỗ trợ pháp lý, luật sư còn đồng hành cùng bạn trong việc đàm phán, thương lượng, chuẩn bị hồ sơ và đại diện giải quyết tranh chấp nếu cần.
- Bảo vệ quyền lợi tối đa: Dù bạn là người bị hại hay người bị yêu cầu bồi thường, Luật sư tại Công ty chúng tôi đều có giải pháp để giúp bạn giảm thiểu rủi ro và thiệt hại không đáng có.
- Chi phí hợp lý – minh bạch: Chúng tôi đưa ra bảng phí rõ ràng, phù hợp với từng loại vụ việc và có thể linh hoạt theo khả năng tài chính của khách hàng.
Nếu bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông tại Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật TNHH SMPL để được luật sư hỗ trợ tận tâm, nhanh chóng, hiệu quả và đúng pháp luật.
Công ty Luật TNHH SMPL
Hotline: 0907533111
Website: dichvuphaply.net
Email: [email protected]