Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế và đời sống của con người cũng ngày một nâng cao, đất đai ngày càng có giá trị. Chính vì vậy các quan hệ về đất đai càng phố biến và phức tạp hơn, có những tranh chấp đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH SMPL sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc của Qúy Khách hàng với phương châm SMPL luôn luôn đồng hành cùng bạn.
Bạn hiểu như thế nào về Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai
Tranh chấp đất đai bao gồm:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
- Tranh chấp liên quan đến đất
Vậy khi xảy ra tranh chấp đất đai thì thủ tục được giải quyết như thế nào?
Đầu tiên, khi tranh chấp đất đai xảy ra, hai bên tự thương lượng và hòa giải với nhau. Nếu trong trường hợp thương lượng, hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp và kí biên bản hòa giải thành. Còn nếu trường hợp thương lượng hòa giải không thành thì tiếp tục hòa giải tại UBND cấp xã. Theo Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định thì Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Giai đoạn này có tính chất bắt buộc trước khi tranh chấp đất đai được khởi kiện ra Tòa án
Nếu trong trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như thế nào và thẩm quyền giải quyết thuộc về Cơ quan nào?
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Thứ nhất, Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Thứ hai, Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
Trên đây là một số khái niệm và thủ tục về tranh chấp đất đai, để hiểu rõ chi tiết hơn Quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất:
-
Hotline: 0907533111
-
Công Ty Luật TNHH SMPL
-
Website: dichvuphaply.net
-
Email: [email protected]