Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng trọng tài lao động, an phú, thủ đức

Hội đồng trọng tài lao động là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm. Vậy khi tranh chấp lao động cá nhân xảy ra thì thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được thực hiện như thế nào. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH SMPL sẽ hỗ trợ tư vấn, giải đáp những thắc mắc của Khách hàng để đảm bảo quyền và lợi ích của Khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Đầu tiên, phải xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động: Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao đồng bao gồm:

  • Hoà giải viên lao động
  • Hội đồng trọng tài lao động
  • Toà án nhân dân

Trên cơ sở thoả thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Lao động năm 2019. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng trọng tài lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và gửi cho các bên tranh chấp.

Bước 3: Trường hợp hết thời hạn quy định về việc thành lập ban trọng tài mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bước 4:Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là bài viết về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng trọng tài lao động, để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý khác về dân sự, hôn nhân gia đình, tranh chấp đất đai,…tại An Phú, Thủ Đức. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0907533111
  • Công Ty Luật TNHH SMPL
  • Địa chỉ: số 57, Đường N1, Phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Website: dichvuphaply.net
  • Email: [email protected]
Bài viết liên quan