Chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện như thế nào?

Trong trường hợp người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ tiến hành chia theo pháp luật. Vậy việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện như thế nào để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của tất cả những người được hưởng di sản thừa kế? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH SMPL sẽ tư vấn, hỗ trợ và đồng hành cùng Qúy khách hàng.

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

Việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện trong trường hợp nào?

Di sản sẽ được phân chia theo pháp luật trong các trường hợp sau:

  • Thứ nhất, người đã mất không để lại di chúc hoặc di chúc để lại không hợp pháp
  • Thứ hai, di chúc của người mất để lại bị thất lạc, hư hại;
  • Thứ ba, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, người thừa kế khi họ từ chối nhận di sản và không có quyền hưởng di sản thừa kế…….

Vậy những người nào được phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật và việc nhận di sản thừa kế được thực hiện như thế nào để bảo vệ quyền lợi của những người được hưởng di sản thừa kế?

Những người được pháp luật chia di sản theo hàng thừa kế quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 được gọi là thừa kế theo pháp luật, những người ở cùng hàng thừa kế với nhau sẽ được hưởng phần di sản như nhau, bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Những người có chung huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ hôn nhân gần nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
  • Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người để lại di sản mà người chết là ông bà nội hoặc ông bà ngoại
  • Hàng thừa kế thứ ba: Khi hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế từ hai không có người thừa kế thì hàng thứ ba mới được quyền thừa kế bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột,; chắt ruột của người chết mà người để lại di sản là cụ nội, cụ ngoại.

Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua hai văn bản sau: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế:

  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kếNhững người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Theo đó, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoăc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng đều thỏa thuận thống nhất không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.

Để nhận thừa kế theo pháp luật, người được hưởng phải thực hiện thủ tục công chứng một trong hai loại Văn bản này. Các bước để tiến hành phân chia di sản thừa kế thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ: Người nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị các giấy tờ theo đúng quy định
  • Bước 2: Niêm yết công khai: tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản và thời gian niêm yết là 15 ngày.
  • Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả

Để được tư vấn hỗ trợ, giải quyết những vướng mắc liên quan đến chia thừa kế theo pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0907533111 
  • Công Ty Luật TNHH SMPL
  • Địa chỉ: số 57, Đường N1, Phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Website: dichvuphaply.net
  • Email: [email protected]
Bài viết liên quan