Trình tự, thủ tục đăng kí nhãn hiệu

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, là cầu nối giữa nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ với người tiêu dùng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển và cạnh tranh hiện nay, nếu một người đã đầu tư công sức, tài chính để tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng lại không đăng ký quyền cho đối tượng đó thì sẽ không được pháp luật bảo hộ trong trường hợp người khác sử dụng hoặc đăng ký trước. Do đó, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là công việc thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nhãn hiệu được hiểu như thế nào và có bao nhiêu loại nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu gồm hai loại cơ bản là nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ. Trên cơ sở trên hai loại nhãn hiệu chính là nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dành cho dịch vụ thì có thể chia ra các loại nhãn hiệu cụ thể như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng

Vậy thủ tục đăng kí nhãn hiệu thực hiện như thế nào và hồ sơ chuẩn bị gồm những giấy tờ gì?

Đầu tiên phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Các tài liệu khác như Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện),…….

Thủ tục đăng kí nhãn hiệu bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
  • Bước 3: Công bố đơn
  • Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
  • Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Trên đây là bài viết về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng kí nhãn hiệu hiện nay. Công ty Luật TNHH SMPL sẽ tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cùng đồng hành để thủ tục được ngắn gọn và nhanh nhất, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0907533111 
  • Công Ty Luật TNHH SMPL
  • Địa chỉ: số 57, Đường N1, Phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Website: dichvuphaply.net
  • Email: [email protected]
Bài viết liên quan