Trùng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, phải làm sao?

Tôi làm công nhân tại Bình Dương từ tháng 11/2020 đến12/2024, có tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty X. Tôi có cho em gái mượn căn cước công dân để đi làm công ty Y từ tháng 05/2021 đến tháng 9/2021 (có tham gia bảo hiểm xã hội). Hiện tại, tôi muốn rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng không được do có 2 sổ bảo hiểm xã hội có khoảng thời gian tham gia BHXH trùng nhau. Mong Luật sư tư vấn giúp trường hợp của tôi.

 

Chào bạn!

Đối với trường hợp của bạn Chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo Công văn 1767/LĐTBXH – BHXH ngày 31/5/2022 “V/v người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội” thì:

  1. Trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động là hành vi vi phạm nguyên tắc “trung thực” theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao độngvà vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật Lao động. Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 49 của Bộ luật Lao độngđây là trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.
  2. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Bộ luật Lao độngvà mục 3 Chương III của Nghị định số 145/2020/NĐ-CPngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó, Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Lao động và Điều 10 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Tại khoản 4 Điều 10 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định: “Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.

Như vậy, bạn phải khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng lao động của em gái vô hiệu và giải quyết hậu quả của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý Khách vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH SMPL

Hotline: 0907533111/0397011001

Website: dichvuphaply.net

Email: [email protected]

Bài viết liên quan