Điều kiện và thủ tục thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế hội nhập nhanh, nhu cầu về lĩnh vực pháp luật tăng cao, để đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường ngành luật, nhiều cơ sở đào tạo nghề luật ra đời.

Mỗi luật sư khi có chứng chỉ hành nghề, có thẻ luật sư đều mong muốn thành lập riêng cho mình một tổ chức hàng nghề luật. Vậy làm cách nào để thành lập tổ chức ngành nghề luật sư. Để tìm hiểm thêm về vấn đề này Công ty luật TNHH SMPL xin gửi đến bạn đọc bài viết về điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức hành nghề luật sư.

  1. Tổ chức hành nghề luật sư là gì?

Tổ chức hành nghề luật sư là một chủ thể kinh doanh được hình thành bởi một hoặc nhiều luật sư để tham gia vào việc hành nghề luật

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Căn cứ theo Điều 2 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về Luật sư.

  1. Tổ chức hành nghề luật sư có những hình thức nào?

– Văn phòng Luật sư:

Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư gọi là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

– Công ty Luật:

Gồm có công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn, thành viên công ty luật phải là luật sư. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn thì có 2 loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Tiêu chí Công ty luật hợp danh Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên Công ty luật TNHH một thành viên
Số lượng luật sư thành lập công ty Ít nhất 2 luật sư thành lập, không có thành viên góp vốn. Ít nhất 2 luật sư thành lập Một luật sư thành lập
Giám đốc Thỏa thuận cử 1 luật sư thành viên làm giám đốc Thỏa thuận cử 1 luật sư thành viên làm giám đốc Luật sư thành lập là chủ sở hữu và là giám đốc
Tên công ty Do các thành viên thỏa thuận đặt theo quy định của pháp luật, không gây nhầm lẫn, trùng với tên các tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Do các thành viên thỏa thuận đặt theo quy định của pháp luật, không gây nhầm lẫn, trùng với tên các tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Do chủ sở hữu đặt theo quy định của pháp luật, không gây nhầm lẫn, trùng với tên các tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

 

  1. Điều kiện để thành lập tổ chức hành nghề luật sư là gì?

Điều 32 Luật Luật sư quy định

Thứ nhất, Điều kiện về luật sư thành lập hoặc luật sư tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này.

  1. Thủ tục thành lập tổ chức hành nghề luật sư thực hiện như thế nào?

Theo Điều 35 Luật luật sư

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư ngày 14/10/2013

Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:

  1. a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống;
  2. b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
  3. c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
  4. d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp nơi bạn nộp hồ sơ sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Theo những căn cứ nên trên để thành lập tổ chức hành nghề luật sư, luật sư cần đáp ứng được điều kiện theo quy định pháp luật; thủ tục thành lập, nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức hành nghề luật sư áp dụng theo quy định của luật chuyên nghành.

Khi cần thực hiện Thủ tục Đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư, quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Luật SMPL để được cung cấp dịch vụ hữu ích, giúp cho thủ tục được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. SMPL LAW FIRM luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc khách hàng khi có nhu cầu liên quan đến Thủ tục Đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư.

Mọi vướng mắc pháp lý, Quý Khách vui lòng liên hệ:

Website:      dichvuphaply.net

DĐ:             0907 533 111

Email:        [email protected]

Mời các bạn đón đọc các bài viết hữu ích về pháp luật trên website: dichvuphaply.net

Bài viết liên quan