Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản thì kéo theo những hậu quả pháp lý xảy ra, không chỉ doanh nghiệp mà người lao động luôn lo lắng và băn khoăn không biết quyền lợi của mình sẽ được giải quyết như thế nào?
Khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản hậu quả pháp lý xảy ra là doanh nghiệp đó sẽ tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp. Vậy nên hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ bị chấm dứt.
Doanh nghiệp phá sản tiền lương của người lao động được giải quyết như thế nào?
Mặc dù bị tuyên bố phá sản và lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp không còn bất kì tài sản nào. Những tài sản còn lại của công ty như trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng,… sẽ được xử lý và dùng để thanh toán các khoản nợ và chi phí khác theo quy định của pháp luật trong đó có các khoản nợ về lương và các quyền lợi khác của người lao động.
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 54 Luật phá sản năm 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
- Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp phá sản thì tài sản của doanh nghiệp sẽ được dùng để chi trả chi phí phá sản trước tiên, nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ chi phí phá sản mà vẫn còn thì phần còn lại sẽ được ưu tiên dùng để chi trả các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động trước các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên trường hợp tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh lý hết chỉ vừa đủ hoặc thậm chí không đủ chi trả chi phí phá sản thì người lao động sẽ không nhận được bất cứ khoản thanh toán nào.
Để được tư vấn, hỗ trợ, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0907533111
- Công Ty Luật TNHH SMPL
- Địa chỉ trụ sở chính: số 57, Đường N1, Phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Website: dichvuphaply.net
- Email: [email protected]