Bỏ qua nội dung
Trong đời sống hôn nhân và gia đình, các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng luôn là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Những giao dịch này đòi hỏi phải tuân theo rất nhiều những quy định của pháp luật để tránh khỏi những hậu quả pháp lý xảy ra không đáng có. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về giao dịch xâm phạm đến tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân có bị vô hiệu hay không và hậu quả pháp lý là gì?
-
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
-
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
-
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
-
Điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật
Khi các giao dịch dân sự không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật thì các giao dịch đó sẽ bị vô hiệu:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự
-
Giao dịch dân sự vô hiệu.
Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Như vậy có thể thấy nếu các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng vi phạm một trong các điều kiện quy định tại điều 177 của Bộ luật này thì vô hiệu.
-
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.
Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
-
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
-
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
-
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
-
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
CÔNG TY LUẬT TNHH SMPL chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ soạn thảo, đại diện uỷ quyền tham gia các phiên toà… với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, thương mai… với tinh thần làm việc chuyên nghiệp, hiểu quả sẽ luôn là người bạn đồng hành pháp lý đáng tin cậy của quý khách hàng.
-
Hotline: 0907533111
-
Công Ty Luật TNHH SMPL
-
Địa chỉ: số 57, Đường N1, Phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
-
Website: dichvuphaply.net
-